Hắt hơi, nghẹt mũi, nhức đầu: coi chừng do viêm mũi xoang.

2022-01-17 10:48:52

1. Tìm hiểu các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu.

Hắt hơi, nghẹt mũi, nhức đầu là những triệu chứng thường gặp ở một số bệnh về đường hô hấp. Điển hình là các bệnh cảm lạnh, cúm mùa và viêm mũi xoang. Vậy, các triệu chứng này có ý nghĩa gì.

Hắt hơi.

Hắt hơi (hắt xì hay nhảy mũi) là khi niêm mạc mũi bị kích thích bởi bụi bẩn, phấn hoa, mùi hương mạnh hoặc khói, ngay lập tức xuất hiện sự phóng thích không khí, chất nhầy từ đường hô hấp ra ngoài thông qua mũi, miệng. Hắt hơi là một cơ chế tự làm sạch mũi cho cơ thể, hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, khi hắt hơi liên tục, hắt hơi có mùi lạ hoặc hắt hơi kèm các biểu hiện khác,… theo các chuyên gia có thể cơ thể bạn đang có bệnh. 

Nghẹt mũi.

Nghẹt mũi (một số vùng miền gọi là ngạt mũi, tắc mũi), theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng” của PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên và cộng sự, triệu chứng nghẹt mũi được coi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, không chỉ trong bệnh viêm mũi xoang mà trong nhiều trường hợp, đây chỉ là rối loạn cơ năng thông thường.

Nghẹt mũi có thể gặp ở một hoặc hai hốc mũi; Có thể thay đổi từng lúc, từng thời kỳ; Có thể chỉ ở mức độ nhẹ gây khó chịu nhưng cũng có thể tới mức độ nặng gây thiếu oxy, ngạt thở; Có thể đơn thuần nhưng thường kèm theo đau vùng mặt, chảy mũi, giảm ngửi, hắt hơi,…

Đau đầu.

Đau đầu là triệu chứng thường gặp ở nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, đau đầu đi kèm với 2 triệu chứng nói trên lại thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp: cảm lạnh, cảm cúm và cả bệnh viêm mũi xoang.

Ở mỗi chứng bệnh, vùng đầu đau sẽ khác nhau. Ở người bệnh viêm xoang, chứng đau đầu thường do viêm, phù nề niêm mạc trong xoang, là hậu quả của việc các chất nhầy, dịch mủ, không khí bị kẹt trong xoang dẫn đến tắc nghẽn, tăng áp lực trong các hốc xoang.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào (Giảng viên cao cấp, Bộ môn Tai – Mũi – Họng, bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết: Viêm xoang cấp tính hay mạn tính đều gây đau đầu, nhưng mức độ và tính chất không giống nhau. 

  • Đau đầu trong viêm xoang cấp tính: Cơn đau rất dữ dội, đau nhất tại vùng hốc mắt, hai bên má, vùng trán, cung lông mày, thường bị liên tục trong ngày
  • Đau đầu trong viêm xoang mạn tính: Cơn đau thường theo giờ, viêm xoang trán thường đau từ 10h sáng trở đi, viêm xoang bướm, viêm xoang sàng cơn đau đầu lại thường xuất hiện vào buổi chiều từ 13h-16h.

2. Hắt hơi, nghẹt mũi, nhức đầu nhiều, cảnh báo bệnh gì?

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào các dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau đầu của bệnh cảm lạnh, cảm cúm và giai đoạn đầu viêm mũi xoang (chớm viêm mũi xoang) giống nhau nên người bệnh rất dễ nhầm lẫn. 

Sau đây, chúng ta cùng phân biệt các triệu chứng này ở bệnh cảm lạnh, cảm cúm và viêm mũi xoang để tránh nhầm lẫn khi điều trị:

–  Bệnh cảm lạnh.

Về mặt triệu chứng, bệnh cảm lạnh sẽ xuất hiện các triệu chứng: đau họng, ho, đau đầu, nghẹt mũi, hắt hơi, mệt mỏi, sốt nhẹ. Về thời gian, chứng bệnh cảm lạnh có thời gian kéo dài trong 10 ngày hoặc ngắn hơn. Cảm lạnh thường do virus gây ra, cần phân biệt với cúm, nhiễm khuẩn họng, viêm mũi xoang.

Theo các chuyên gia Tai – Mũi – Họng, để người bệnh phân biệt được mình đang bị cảm lạnh hay bệnh lý khác phức tạp hơn như cúm, viêm xoang thì có thể dựa vào các yếu tố sau:

  •  Nếu triệu chứng kéo dài hơn 10-14 ngày mà không khỏi.
  •  Triệu chứng có vẻ nặng nề ngay từ lúc mới bắt đầu với sổ mũi, nghẹt mũi nhiều, đau nặng vùng đầu, vùng mặt, đau ê những răng hàm trên.
  • Đã thấy đỡ các triệu chứng nhưng đột ngột bị nặng trở lại.

– Cúm mùa.

Cúm mùa cũng gây ra do virus, thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Khi bị cúm mùa, thường gặp sốt đột ngột, sốt cao, ho khan, chảy mũi, nghẹt mũi, đặc biệt dễ nhận thấy đau nhức mỏi toàn thân, đau cơ, khớp, đây là dấu hiệu để phân biệt cúm với cảm lạnh thông thường hay viêm mũi, viêm xoang. Đa số trường hợp mắc cúm sẽ phục hồi và khỏi bệnh hoàn toàn sau 7-10 ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nặng, dẫn tới tử vong, hay gặp ở đối tượng sức đề kháng kém, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người mắc kèm bệnh nền khác.

 Bệnh viêm mũi xoang.

Xoang là các hốc rỗng trong xương hộp sọ thông với nhau và thông với mũi bằng những lỗ thông rất hẹp chỉ 1-2 mm.

Nhóm xoang trước gồm xoang trán (nằm sau xương trán), xoang hàm (hai bên má, phía trên xương hàm trên), xoang sàng trước (2 bên sống mũi gần hốc mắt). Nhóm xoang sau nằm sâu hơn, gồm xoang sàng sau và xoang bướm.

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm lớp niêm mạc và lớp lót lông chuyển bề mặt xoang, gây bít tắc lỗ thông, xoang chứa đầy dịch nhày, từ đó gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức đầu, đau vùng mặt.

Viêm mũi xoang, cảm lạnh, cúm mùa đều là những bệnh thường gặp. Tuy chúng là những bệnh khác nhau, nhưng bạn cần biết và nên nhớ rằng, viêm mũi, viêm xoang cấp tính có thể gặp ở đợt nhiễm cảm cúm thông thường. Nếu không điều trị đúng cách để bệnh khỏi hẳn, niêm mạc mũi xoang bị tổn thương, dẫn tới viêm mũi xoang tái phát nhiều hơn, dần trở thành bệnh mạn tính.

Ngược lại, người bị viêm mũi, viêm xoang vẫn có thể nhiễm cảm hoặc cúm, thậm chí còn với tần suất nhiều hơn bởi chức năng miễn dịch của đường hô hấp trên đã suy giảm. Từ triệu chứng nhẹ ban đầu, dễ dàng tăng nặng hơn, làm viêm xoang trở nên trầm trọng. PGS.TS Phạm Thị Bích Đào lý giải thêm: viêm mũi xoang xuất hiện sau 7 – 10 ngày với các triệu chứng của bệnh viêm mũi họng, cảm lạnh, cảm cúm…Sau đó, triệu chứng không giảm mà nặng dần, dịch chảy nhiều, niêm mạc mũi xoang phù nề, dẫn đến bít tắc lỗ thông mũi xoang khiến bạn bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi đau đầu, sưng đau vùng mặt. Kèm theo tình trạng mệt mỏi, mất ngủ do mũi tắc nghẹt.

Để chẩn đoán phân biệt của bệnh viêm mũi xoang và cảm cúm, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào cho biết: Các triệu chứng của viêm mũi xoang chủ yếu biểu hiện ở phần mũi xoang và đi kèm là dấu hiệu đau đầu, đau vùng mặt nhiều. Trong khi đó, cảm lạnh không có dấu hiệu này. Còn với người bị cúm thường mệt mỏi toàn thân, ảnh hưởng đến các hệ thống khác và cả đường hô hấp dưới.

3. Những lời khuyên bổ ích dành cho người bệnh.

– Phòng hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu.

+ Thường xuyên rửa tay, không chạm tay vào mắt, mũi và miệng.

+ Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, khẩu trang không chỉ giúp tránh bụi và bảo vệ trong thời gian dịch bệnh hoành hành, mà còn là biện pháp giữ ấm và độ ẩm cho mũi.

+ Rửa mũi, súc họng hàng ngày với dung dịch có tính sát khuẩn để tạo hàng rào chủ động bảo vệ niêm mạc mũi khỏi tác nhân gây bệnh. Xịt rửa Mũi Xoang thảo dược chứa tinh dầu Tân di, Bạc hà và nước muối biển sẽ mang lại tác dụng làm sạch, sát khuẩn, chống dị ứng hiệu quả .

+ Khi thay đổi thời tiết, ra ngoài cần mang theo ô dù, áo mưa, tránh bị dính nước mưa, cảm lạnh.

+ Vệ sinh nhà cửa, chỗ làm thoáng mát, sạch sẽ. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với người đang có bệnh về đường hô hấp.

+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tập luyện (yoga, hít thở…) đều đặn để cơ thể khoẻ mạnh, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.

– Cảnh báo: hắt hơi, nghẹt mũi, nhức đầu có thể không đơn giản là cảm cúm thông thường.

Người bệnh thường xem nhẹ các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, nhức đầu và coi đây là biểu hiện bình thường, dễ chữa trị. Tuy nhiên, trường hợp các triệu chứng này kéo dài, không khỏi người bệnh nên đi khám và nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ. Bởi dấu hiệu đó có thể cảnh báo bạn đã bị viêm xoang.

– Hướng điều trị khi xuất hiện triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, đau đầu do viêm mũi xoang.

Như lời khuyến cáo của PGS.TS Phạm Thị Bích Đào nói trên, khi viêm mũi họng, cảm lạnh, cảm cúm với các triệu chứng kéo dài, không giảm mà nặng hơn, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi nhiều kèm đau đầu, sưng đau vùng mặt, có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, mất ngủ do mũi tắc nghẹt.. Ngay lúc này, người bệnh nên nghĩ đến trường hợp mình đã bị viêm xoang và cần sử dụng thuốc điều trị viêm mũi xoang. 

Các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu ở giai đoạn đầu của viêm xoang cấp, nếu người bệnh có kiến thức về bệnh lý viêm mũi xoang, sớm phối hợp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh sẽ chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiến triển thành mạn tính, niêm mạc mũi xoang và lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc mũi xoang đã biến đổi thì không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ chữa cho bệnh ổn định, không triệu chứng và không gây biến chứng. 

PGS. TS Phạm Thị Bích Đào khuyên rằng, giai đoạn viêm xoang cấp sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để lỗ thông xoang trở nên rộng rãi, thông thoáng, tiêu diệt được vi khuẩn chứa trong xoang, đặc biệt là viêm xoang cấp có mủ. Trong phác đồ điều trị viêm mũi xoang giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng thuốc thảo dược kết hợp Tây y. Đối với viêm xoang mạn tính, chỉ sử dụng thuốc tây khi xuất hiện đợt viêm cấp hoặc khi gặp các yếu tố môi trường khói bụi, chất dị ứng, nhiễm khuẩn,với biểu hiện rầm rộ. Còn khi các triệu chứng kéo dài triền miên, thường xuyên chảy dịch từ hốc xoang xuống họng, để tránh biến chứng viêm phế quản hoặc giãn phế nang thì người bệnh sử dụng thuốc thảo dược để làm giảm tiết dịch, phục hồi niêm mạc mũi xoang, làm chậm quá trình thoái hóa niêm mạc, hình thành khối polyp.

Thuốc điều trị viêm xoang chiết xuất từ thảo dược ngày càng được sử dụng rộng rãi, trở thành sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân viêm mũi xoang. Thuốc có chứa các thảo dược: Tân Di, Phòng Phong, Tế Tân, Bạch Chỉ, Cảo Bản, Thăng Ma,… được khuyên dùng bởi tác dụng và hiệu quả tận gốc, cuốn “Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi cũng đã nêu bật công dụng của các dược liệu này trong điều trị viêm xoang. 

Các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu xuất hiện, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm mũi xoang tái phát. Ngay lúc này, người bệnh nên Xịt rửa Mũi Xoang kết hợp Thuốc xịt mũi Thông Xoang để bảo vệ mũi từ bên ngoài, giúp làm sạch bụi bẩn chất nhầy, sát khuẩn, kháng viêm ngăn ngừa nghẹt mũi, sổ mũi. Đồng thời, sử dụng thuốc thảo dược Thông Xoang Tán để chống viêm, đào thải dịch nhày, tái tạo tận gốc từ bên trong. Phối hợp “trong uống – ngoài xịt” với bộ 3 Thông Xoang từ thảo dược để tăng hiệu quả chữa trị mũi xoang. 

Thongxoangtan.vn


Chat hỗ trợ
Chat ngay